Nếu không biết 3 lưu ý khi quá cảnh này bạn sẽ bị lỡ chuyến bay

Tại sao cần phải biết những lưu ý khi quá cảnh ?

Các sân bay lớn nổi tiếng là các mê cung mà nếu không để ý thì rất dễ bị lỡ chuyến bay trong mê hồn trận ấy. Hãy chon một chuyến bay quá cảnh có đủ thời gian để không phải chạy nước rút trong lo lắng. Nếu đã lỡ đặt hành trình có thời gian nối chuyến sít sao thì hãy cùng Flytrip tìm hiểu những lưu ý khi quá cảnh để khởi động hành trình vượt qua cửa ải này nhé!

luu y khi qua canh

Bước 1 : Chuẩn bị – Trước khi lên máy bay

???? Kiểm tra các thông tin về hành trình của mình

Thông tin đặt chỗ trên vé của bạn thường không cung cấp thông tin về sự thay đổi máy bay tại mỗi điểm dừng. Bạn hãy chú ý những thông tin sau đây để theo dõi hành trình bay của mình

Một chuyến bay thẳng sẽ liệt kê các số hiệu chuyến bay tương tự cho mỗi điểm dừng của chặng bay. Thường thì khi bay thẳng hành khách chỉ ngồi trên một chiếc máy bay duy nhất, nhưng bây giờ có nhiều chuyến bay thẳng yêu cầu bạn phải thay đổi máy bay. Bạn nên liên lạc với các hãng hàng không hoặc đại lý vé máy bay để xác nhận lại chắc chắn việc này

Những chuyến bay nối chuyến sử dụng số hiệu chuyến bay khác nhau cho mỗi điểm dừng. Nếu số hiệu máy bay có sự khác biệt bạn sẽ phải thay đổi máy bay.

???? Tìm bản đồ sân bay

Hầu hết các trang web của sân bay đều có in bản đồ. Mang theo bản đồ để tiết kiệm thời gian tìm kiếm cửa lên máy bay tiếp theo. Trong tạp chí máy bay thường có một số bản đồ sân bay in sẵn gần trang cuối, hoặc ngay trang giữa.

Nếu có những bản đồ riêng cho mỗi nhà ga, hãy in hết ra vì rất có thể bạn sẽ bị thay đổi nhà ga

????Ước lượng thời gian nối chuyến

Nếu may mắn bạn có thể tìm thấy thông tin này trên trang web của sân bay quá cảnh, hãng hàng không hoặc từ đại lý vé máy bay. Nếu không có con số chính xác, hãy ước lượng thời gian nối chuyến.

_Với hành trình bay phải nối chuyến trong phạm vi nội địa thì 60 phút là khoảng thời gian khá an toàn.

_Với chuyến bay quốc tế ở thì bạn cần ít nhất 2 giờ để kịp làm thủ tục lên máy bay. Nếu bạn chỉ có 90 phút cho một điểm quá cảnh thì khá là nguy hiểm đấy, bạn phải chạy nước rút và có khả năng trễ chuyến bay tiếp theo.

_Tốt nhất là bạn nên dự trù thêm 30 phút quá cảnh nếu bạn rơi vào các trường hợp sau đây:

  • Việc đi lại của bạn bị hạn chế (người bị tật ở chân hoặc sử dụng xe lăn)
  • Bạn đang đi du lịch tại những thời điểm du lịch cao điểm
  • Tại sân bay bạn đang quá cảnh có thời tiết xấu như mưa bão hay tuyết rơi dày đặc.

 ????Nghĩ cách xử lý với thời gian quá cảnh ngắn

Nếu thời gian nối chuyến của bạn ngắn hơn 2 tiếng, hãy cố gắng để không bị lỡ chuyến. Bạn có thể yêu cầu đặt chuyến khác (có thể mất thêm phí) hoặc nếu không muốn hoặc không thể thay đổi được điều gì thì hãy thực hiện những bước sau.

  • Chọn một chỗ ngồi càng gần lối ra của máy bay càng tốt để được đón trả đầu tiên rút ngắn thời gian lên xuống máy bay
  • Chỉ mang theo duy nhất 1 hành lý xách tay, không cần thiết phải mang theo hành ký ký gửi. Điều chỉ làm vướng chân bạn và rất tốn sức vì khoảng cách giữa các nhà ga không phải là ngắn đâu
  • Nên tìm hiểu và tải về một ứng dụng điện thoại thông minh để theo dõi sự chậm trễ của chuyến bay ngay khi bạn đang ở trên không.

???? Kiểm tra lại hành lý

Đối với các chuyến bay nội địa, hành lý ký gửi của bạn luôn được gửi đến đích cuối cùng của bạn. Trên một số chuyến bay quốc tế, đặc biệt là các chuyến bay ở Hoa Kỳ hay Canada, bạn sẽ phải nhận hành lý của bạn và kiểm tra một lần nữa.

Nếu bạn đã thực hiện mua hàng riêng biệt cho hai chuyến bay, thông thường bạn phải lấy hành lý của bạn trong thời gian nối chuyến (quá cảnh).

Các chuyến bay giữa các nước trong khu vực Schengen  không yêu cầu bạn phải đi qua hải quan, và thường không yêu cầu bạn phải nhận hành lý. Bạn vẫn sẽ phải đi qua an ninh.

*Các quốc gia thuộc khu vực Schengen: Áo, Bỉ, Đan Mạch, Phần Lan, Pháp, Hy Lạp, Tây Ban Nha, Luxemburg, Hà Lan, Đức, Bồ Đào Nha, Thụy Điển, Italy, Estonia, Latvia, Lithuania, Malta, Ba Lan, Cộng hòa Séc, Slovakia, Slovenia, Hungary, và Na Uy, Iceland và Thụy Sĩ.

????Kiểm tra các yêu cầu về visa

Có một số nước yêu cầu phải có thị thực quá cảnh (visa) khi chuyến bay của bạn quá cảnh tại đó. Hãy lập tức tìm kiếm một đại sứ quán ở gần và và tìm trang web của họ để biết thông tin.

Nếu bạn quá cảnh tại Mỹ, kiểm tra trang web này để biết thêm thông tin. Rất tiếc là Việt Nam không nằm trong danh sách chương trình miễn thị thực đi Mỹ.

????Yêu cầu hỗ trợ xe lăn nếu cần thiết.

Nếu bạn hoặc người bạn đồng hành gặp khó khăn trong việc đi lại di chuyển hãy nghĩ đến việc yêu cầu một chiếc xe lăn khi nối chuyến. Liên hệ với hãng bạn mua vé máy bay để sắp xếp việc này.

Nếu không kịp chuẩn bị hãy hỏi một tiếp viên hàng không trên chuyến bay đầu của bạn càng sớm càng tốt. Nếu bạn chậm trễ thì có thể chiếc xe lăn sẽ không có khi máy bay hạ cánh

Bạn cũng nên biết rằng tại nước ngoài thì việc đưa tiền tip cho nhân viên đẩy xe lăn là một phép lịch sự. Thường thì tại Mỹ là 10 đô còn tại  Anh là £ 2.

Bước 2 : Khởi động – Chuẩn bị hạ cánh

Lắng nghe thông báo trong chuyến bay của bạn. Các phi công hoặc tiếp viên chuyến bay đôi khi sẽ công bố những thay đổi về cổng lên máy bay tiếp theo vào những phút cuối. Nếu thời gian nối chuyến khá sít sao, hãy sắp xếp lại hành lý xách tay của bạn trước lúc gỡ dây an toàn ra.

????Thu gom lại tất cả giấy tờ cần thiết

Lấy vé lên máy bay (boarding pass) cho các chuyến bay tiếp theo, cùng với hộ chiếu và thủ tục hải quan khi đi du lịch quốc tế. Cất giữ chúng ở vị trí an toàn và dễ lấy, chẳng hạn như trong ví hoặc trong túi áo khoác

*Trên vé lên máy bay (Boarding Pass) có in mã cổng (Gate) ra sân bay, giờ có mặt tại cổng, số ghế của bạn

????Xin phép được ngồi ghế trước

Nếu chuyến bay của bạn bị hoãn và có thể như bạn có thể không kịp lên chuyến bay tiếp theo, hãy yêu cầu tiếp viên hàng không giúp bạn đổi chỗ ngồi trước khi hạ cánh. Di chuyển lên phía trước máy bay có thể giúp bạn tiết kiệm 10 -15 phút.

Bạn cũng có thể nhờ chính những người hành khách khác trên chuyến bay, nhưng hãy lịch sự nhé bạn đang nhờ vả họ mà.

Đừng chờ đợi cho đến phút cuối mới hỏi,  nên xin phép trước khi máy bay hạ cánh 30 phút.

Bước 3 : Chạy – Bắt chuyến kế tiếp

????Tìm cổng lên máy bay

Điều đầu tiên cần làm sau khi ra khỏi máy bay là để tìm mã cổng lên máy bay chuyến tiếp theo bạn. Đừng chủ quan cho rằng số cổng trên thẻ lên máy bay của bạn là chính xác, các chuyến bay thường xuyên thay đổi số cổng. Thay vào đó, hãy nhìn lên bảng điện tử của nơi đến (Departures) dò tìm số hiệu chuyến bay được in trên thẻ lên máy bay của bạn, để tìm mã cổng lên máy bay.

Nếu gấp, bạn có thể yêu cầu tiếp viên hàng không đứng ở cổng ngay khi bạn xuống. Họ có thể cho bạn biết mã cổng và hướng dẫn tốt hơn.

????Lấy hành lý (nếu cần thiết)

Bạn sẽ phải lấy hành lý ký gửi của bạn nếu bạn vừa bay trên một chuyến bay quốc tế, hoặc nếu bạn đã mua hai vé riêng. Khi biết chắc chắn mình phải lấy hành lý ra thì hãy làm càng nhanh càng tốt. Nếu bạn đem theo hành lý ký gửi mà lại mua vé của 2 hãng khác nhau thì sẽ phải làm thủ tục nhập cảnh. Sau khi nhận hành lý của bạn, kiểm tra nó ở lại tại quầy vé để chuẩn bị cho chuyến bay tiếp theo

Fly-thru là dịch vụ tránh việc check-in nhiều lần, thị thực quá cảnh hoặc chuyển tiếp nhiều hành lý. Hành lý ký gửi sẽ được gắn thẻ và chuyển tới điểm cuối cùng mà không cần check-out.

????Cách đi qua hải quan và an ninh

Sau khi xuống sân bay bạn sẽ đứng trước hai hàng một cho dân nhập cư (imerigant) và một dành cho quá cảnh (transit). Cũng có khi phải đi qua một kiểm tra an ninh, tùy thuộc vào sân bay.

Nếu bạn sắp trễ giờ và phải chạy một quãng đường dài để bắt chuyến tiếp theo, hãy lịch sự yêu cầu nhân viên sân bay cho đi đường ưu tiên, để có thể bắt chuyến bay của bạn. Không phải khi nào họ cũng đồng ý nhưng vẫn nên thử

Trong mọi trường hợp nên giữ thái độ bình tĩnh và hợp tác, thậm chí nếu bị buộc phải kiểm tra thêm. Những phản ứng thô lỗ hoặc nài nỉ chỉ làm mất thời gian hơn thôi

????Thư giãn.

Nếu thời gian quá cảnh dài , bạn không cần phải lúc nào cũng túc trực ở cổng lên máy bay. Hầu hết các sân bay đều có nhà hàng, cửa hàng, và triển lãm nghệ thuật. Chỉ cần đảm bảo thời gian đủ để quay lại là được, tới cổng  trước giờ khởi hành 30 phút.

Nhớ là luôn mang theo hành lý mọi lúc mọi nơi, nên sử dụng xe đẩy ở sân bay để đi lại vì có rất nhiều sân bay rộng lớn, bạn sẽ không đủ sức mang vác nó đi khắp nơi đâu.

????Nếu bị lỡ chuyến bay hãy lập tức liên hệ với hãng của bạn

Nếu lỡ chuyến phải gọi điện thoại cho hãng hàng không ngay lập tức . Các thông tin liên lạc của hãng hàng không thường in trên thẻ lên máy bay, hoặc liên hệ với đại diện nước mình của mình tại sân bay quá cảnh. Bạn có thể tìm thấy số này trên trang web của sân bay hoặc hỏi trực tiếp quầy thông tin.

????Thỏa hiệp với hãng hàng không

Nếu bị lỡ chuyến bay của bạn vì lỗi của hãng, chẳng hạn như một chuyến bay bị trì hoãn hoặc một thời gian nối chuyến bất hợp lý, quá ngắn, thì hãng phải có trách nhiệm để đưa bạn đến nơi. Tuy nhiên trong trường hợp bạn đặt hai chuyến bay của bạn một cách riêng biệt, hoặc nếu bạn bỏ lỡ chuyến bay do lỗi của bạn thì không chắc hãng hàng không sẽ giúp bạn. Nhưng hầu hết các hãng sẽ chịu thỏa hiệp đôi chút nên đừng do dự yêu cầu những thứ dưới đây :

_ Đặt vé dự phòng còn dư của hãng trên chuyến bay tiếp theo (miễn phí). Khả năng hãng đồng ý là rất cao nếu bạn yêu cầu không quá 2 tiếng sau giờ khởi hành. Nếu có ghế trống trên chuyến bay tiếp theo thì bạn mới được bay. Còn không được thì hỏi mua vé với mức giá rẻ trên chuyến bay tiếp theo (tùy hãng)

_ Nên yêu cầu Voucher cho thức ăn và một phòng khách sạn, nếu bạn phải chờ đợi qua đêm. (với trường hợp lỗi là của hãng).

Tóm lại có 3 lưu ý khi quá cảnh chính mà bạn nên nhớ để có chuyến bay thuận lợi nhất:

1. Chọn hành trình bay có thời gian quá cảnh trên 2 giờ (tốt nhất là 4 giờ phòng trừ trường hợp bị delay)

2. Chuẩn bị kĩ hành lý, những giấy tờ cần thiết và nắm rõ những thủ tục liên quan tới xuất nhập cảnh

3. Chủ động hỏi, yêu cầu được giúp đỡ nếu gặp phải sự cố gì.

Nếu còn bất cứ thắc mắc gì, hãy liên hệ với phòng vé Flytrip, mọi băn khoăn lo lắng của bạn sẽ được giải đáp một cách dễ dàng và nhanh chóng

Share This: